Trong thập kỷ đến 2020, Việt Nam thuộc nhóm các nước có lượng người thuộc tầng lớp trung lưu tăng nhanh nhất thế giới,
Nghiên cứu mới công bố của World Data Lab (Anh) cho biết, Việt Nam sẽ có thêm 23,2 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030. Theo tiêu chuẩn của tổ chức này, tầng lớp trung lưu là những hộ gia đình có mức chi tiêu bình quân đầu người từ 11 đến 110 USD một ngày.
Với con số này, Việt Nam được dự báo là thuộc nhóm các nước có lượng người thuộc tầng lớp trung lưu tăng mạnh nhất trong thập kỷ hiện tại. Đến 2030, Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á về lượng người thuộc tầng lớp trung lưu tăng thêm, sau Indonesia với 75,8 triệu người và Phillipnes với 37,5 triệu người.
Sòng bạc cá cược 588 : cado88.com
Còn theo một báo cáo được công bố tháng 3/2021 của Statista thì tốc độ tăng trưởng hàng năm của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam là 10,1% giai đoạn 2016-2021, cao nhất Đông Nam Á.
Nghiên cứu của World Data Lab cũng ghi nhận Việt Nam sẽ cải thiện vượt bậc về thứ hạng trong top 30 thị trường có tầng lớp tiêu dùng lớn nhất thế giới. World Data Lab định nghĩa tầng lớp tiêu dùng là bất kỳ người nào có chi tiêu bình quân tối thiểu từ 11 USD mỗi ngày, tức bao gồm tầng lớp trung lưu trở lên.
Cụ thể, với tầng lớp tiêu dùng đạt 56 triệu người vào 2030, Việt Nam nhảy 8 bậc trên bảng xếp hạng, từ vị trí 26 lên 18. Theo tổ chức này, đóng vai trò chính trong tầng lớp tiêu dùng sẽ là nhóm khách hàng trung niên, từ 45 đến 65 tuổi. Năm 2020, họ chiếm 20% chi tiêu của tầng lớp tiêu dùng Việt Nam. Nhưng đến 2030, họ sẽ đóng góp gần 25%. Ở góc độ toàn cầu, thị phần của tầng lớp tiêu dùng Việt Nam là 9% vào 2020 và sẽ còn 1,1% vào 2030.
Nghiên cứu của World Data Lab cho biết, một tỷ người châu Á sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu vào năm 2030. Họ dự đoán đại dịch chỉ là một gián đoạn tạm thời trong thay đổi nhân khẩu học lớn của nền kinh tế thế giới.
Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đóng góp đến ba phần tư lượng gia tăng tầng lớp trung lưu của châu Á trong thập kỷ này, nhờ quy mô dân số đứng đầu thế giới. Ngoài hai quốc gia này, đại diện Đông Nam Á là Indonesia được dự báo sẽ có tầng lớp trung lưu lớn thứ tư thế giới vào năm 2030, vượt qua Nga và Nhật Bản – và Bangladesh.
Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ được dự đoán giữ được ba thứ hạng hàng đầu với tư cách là những quốc gia có dân số trung lưu nhất. Tăng trưởng dân số chậm hoặc âm ở một số nền kinh tế tiên tiến sẽ dẫn đến việc thu hẹp tầng lớp trung lưu ở các nước như Nhật Bản, Đức, Italy và Ba Lan.