Giá cả cứ tăng, tại sao lương tối thiểu lại thấp như vậy?

 

TP HCM – Xuất phát điểm chưa cao trong khi lộ trình tăng lại kéo dài, cùng hai năm gần đây lỡ hẹn đã khiến mức lương tối thiểu hiện được cho rất thấp.

Khái niệm “nhu cầu sống tối thiểu” lần đầu được đưa vào quy định pháp luật tại Điều 91 Bộ Luật lao động (năm 2012, hiệu lực 1/5/2013) đi kèm với mục tiêu lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống thấp nhất của người lao động làm công việc đơn giản nhất và gia đình họ. Hàng năm, Chính phủ sẽ công bố lương tối thiểu vùng dựa trên sự tư vấn của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm mức lương tối thiểu vẫn không đuổi kịp mức sống tối thiểu và đến nay kém xa lương đủ sống. Lần điều chỉnh gần đây nhất vào đầu năm 2020, mức lương tối thiểu vùng I (cao nhất trong bốn vùng) là 4,42 triệu đồng đáp ứng chưa đến 95% mức sống thấp nhất và chỉ bằng 59% lương đủ sống, theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu quan hệ lao động.

 

 

Hai năm qua dịch lan rộng, người lao động phát sinh nhiều khoản chi cho y tế, giá cả tăng cao nhưng lương tối thiểu không tăng, càng kéo dài khoảng cách với mức sống thấp nhất. Theo tính toán của Viện Công nhân và Công đoàn, riêng năm 2021, khoảng cách giữa lương và mức sống tối thiểu tiếp tục nới hơn 10%.

Có nhiều lý do khiến lương tối thiểu nhiều năm có tăng nhưng không như kỳ vọng. Ông Mai Đức Chính, nguyên phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, nguyên phó chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia (giai đoạn 2013-2018), cho rằng trước hết phải kể đến xuất phát điểm lương tối thiểu quá thấp.

Theo ông Chính, 2013 là năm đầu tiên Hội đồng tiền lương quốc gia gồm đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) họp điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2014. Thời điểm đó, mức lương tối thiểu vùng I (áp dụng cho các địa phương như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương…) là 2,35 triệu đồng mới chỉ đáp ứng 70% mức sống tối thiểu, theo tính toán của Tổng liên đoàn.

Với lý do đó, tổ chức đại diện người lao động đề xuất lương tối thiểu năm 2014 phải tăng thêm 30% (tức 705.000 đồng) so với năm 2013. Ông Chính cho rằng, có ba yếu tố quan trọng để tính toán lương tối thiểu, gồm: mức sống tối thiểu, chỉ số giá tiêu dùng CPI và tăng trưởng GDP. Nếu mức lương tối thiểu năm 2014 đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu (được tính toán 3,055 triệu đồng) thì những năm sau chỉ cần tính mức tăng CPI và GDP để điều chỉnh phù hợp.

Tuy nhiên, đề xuất của Tổng liên đoàn bị phía VCCI lẫn Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phản ứng vì cho rằng doanh nghiệp không chịu đựng nổi nếu chi phí cho tiền lương tăng đột ngột. Sau nhiều phiên thương lượng, tiền lương tối thiểu năm 2014 chỉ tăng gần 15% so với năm 2013 và đạt mức 2,7 triệu đồng (ở vùng I). Mức tăng chưa bằng một nửa so với đề xuất của công đoàn.

 

Sòng bạc cá cược 588 : cado88.com

 

 

Ông Chính nhận định vì “lương tối thiểu còn nợ mức sống tổi thiểu khoảng 15%”, nên những năm sau việc điều chỉnh cao hơn chút so với mức tăng CPI, GDP nhưng thực tế không bù đắp được. Cùng với đó, lộ trình điều chỉnh để đạt điểm cân bằng lại kéo quá dài 10 năm khiến cuộc rượt đuổi chưa có hồi kết.

Chưa kể, Nghị quyết 27 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII nêu rõ đến năm 2020, lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu. Thế nhưng kỳ tăng lương 2020 không được như mong đợi và sau đó là hai năm trễ hẹn.

Theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, nguyên thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia, sâu xa của mọi cuộc tranh luận giữa đại diện người lao động và giới chủ do chưa có cơ quan độc lập xác định mức sống tối thiểu, dù khái niệm đã được luật hóa từ năm 2012.

Trước các phiên thảo luận, công đoàn tổ chức các hội thảo, khảo sát mức sống công nhân để đề xuất mức tăng. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn do Tổng liên đoàn đưa ra lại bị VCCI phản đối. Ví dụ chi phí để nuôi một đứa trẻ đang chiếm 70% mức chi của người lớn nhưng đại diện giới chủ cho rằng chỉ 50%. Để tính được lượng thức ăn mỗi lao động cần nạp hàng ngày, công đoàn dựa vào số liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia là 2.300 kcal nhưng đại diện doanh nghiệp đưa ra chỉ 2.000.

Ngoài ra, ông Mai Đức Chính nói Bộ Luật lao động (năm 2019) quy định thêm “khả năng chi trả của doanh nghiệp” là một trong các yếu tố cấu thành lương tối thiểu, song lại thiếu công cụ kiểm soát, đo đếm. “Hiếm có ông chủ nào tự lên tiếng tôi dư khả năng tăng lương“, nguyên phó chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia nói. Nhiều ngành nghề dù đạt doanh thu tốt, lợi nhuận cao nhưng khi nói đến tăng lương tối thiểu đa phần sẽ phản ứng.

 

 

Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia (giai đoạn 2013-2016), cho rằng tiền lương tối thiểu tăng khá nhanh ở giai đoạn 2013-2016 (khoảng 13-15%) trước khi giảm xuống còn 7% (2017), 6,5% (2018), 5,3% (2019) và 5,5% (2020).

Tiền lương tối thiểu trong giai đoạn đầu được xem là để bù mức lương tối thiểu rất thấp trước đó. Tuy nhiên việc lương tối thiểu tăng nhanh khiến khả năng cạnh tranh của ngành xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là giữa người sử dụng lao động có mức lương thấp và ngành công nghiệp xuất khẩu thâm dụng lao động như dệt may, da giày… bị ảnh hưởng.

“Có năm phía VCCI đề xuất tăng 0%, trong khi đó Tổng liên đoàn đề nghị mức cao hơn nhiều. Trách nhiệm của bộ lao động là tính toán mức phù hợp để đảm bảo người lao động vẫn sống được và phù hợp khả năng chi trả của doanh nghiệp”, ông Huân nói.

Ở góc nhìn độc lập, TS Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan hệ lao động cho rằng kinh nghiệm ở nhiều nước, nếu lương tối thiểu được thiết kế chặt chẽ sẽ giúp bảo vệ người lao động ở dưới đáy của thị trường lao động, giúp họ không bị tổn thương bởi lương cực thấp và sự bóc lột.

“Các nước có tổ chức công đoàn mạnh, nhà nước chỉ quy định một mức nhất định, không quá cao và để đạt mức lương đủ sống cho người lao động ở nhà máy cần sự thương lượng giữa công đoàn và giới chủ”, bà Chi nói.

 

 

Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng vẫn đang được áp dụng như sau: Vùng 1 là 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng. Lương cơ bản không phải là một khái niệm được pháp luật quy định nhưng lại được rất nhiều người lao động nhắc đến.

 

 

 

Cher

「 Tôi ước khoảnh khắc này sẽ tồn tại mãi mãi, nhưng sự thay đổi đã cười nhạo chúng tôi với vẻ đẹp của nó. 」

Next Post

Man City đứng đầu thế giới về doanh thu

T3 Th3 22 , 2022
  Với doanh thu 644,9 euro (709 triệu USD), Man City vượt qua Barca để đứng đầu bảng Money League của hãng kiểm toán Deloitte năm 2022. Barca thiệt hại nặng nề bởi Covid-19, nên mất vị trí đứng đầu từng đạt được ở Money League 2021. Doanh thu của họ […]