Các bác sĩ lo ngại dịch sẽ bùng phát ngoài tầm kiểm soát khi dòng người đổ ra đường sau khi mở cửa đổ ra đường.

 

Nhiều người dân Hà Nội đổ ra đường chơi Trung thu, không đảm bảo 5K, có thể dẫn đến rủi ro bùng phát dịch bệnh trở lại, theo PGS Trần Đắc Phu.

Tối qua (21/9), ngày đầu tiên Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, chuyển trạng thái chống dịch từ Chỉ thị 16 xuống Chỉ thị 15, hàng nghìn người dân đã đổ ra đường đi chơi Trung thu. Nhiều tuyến phố quanh Hồ Gươm như Tràng Thi, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ… ùn tắc.

Trả lời báo chí sáng nay (22/9), ông Nguyễn Văn Phong, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, cho rằng việc người dân đổ ra đường đông như vậy là không thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch.

Theo ông Phong, Hà Nội vẫn có nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, một trong những nguy cơ đó chính là sự chủ quan của một số cơ quan quản lý và người dân. “Rất đáng trách là rất nhiều phụ huynh đã đưa cả trẻ em đi cùng. Vì việc này thành quả chống dịch trong thời gian qua của cả thành phố, trong đó có đóng góp quyết định của người dân thủ đô bị thách thức rất lớn”, ông nêu vấn đề.

Lãnh đạo Hà Nội mong “mọi người dân hãy rút kinh nghiệm, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch, nhất thường xuyên theo dõi sức khỏe và khai báo y tế… Đừng để thành quả bước đầu đạt được, công sức của chúng ta uổng phí vì sự chủ quan”.

 

Sòng bạc cá cược 588 : cado88.com

 

 

Từ góc độ chuyên gia, PGS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện khẩn cấp y tế cộng đồng (Bộ Y tế), bày tỏ lo lắng “nếu trong đám đông tối qua tại Hà Nội, có một F0 với chủng Delta sẽ rất dễ lây lan sang những người khác. Khi đó, nhà chức trách khó truy vết, bởi không biết ai tiếp xúc với ai”.

Ông Phu nhìn nhận, trong khi thành phố vẫn khuyến cáo người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết, thì việc hình thành nơi tụ tập đông người, không đảm bảo giãn cách sẽ rất rủi ro cho công tác phòng chống dịch. Dù đa phần người dân ra đường đã mang khẩu trang, nhưng “khoảng cách quá gần, dưới 2 m, nên vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh”.

Theo ông, chủ trương nới lỏng giãn cách của Hà Nội từ 21/9 là hợp lý, khi số ca mắc cộng đồng giảm, các ổ dịch được thu gọn. Tuy vậy, Hà Nội vẫn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh khó lường, vì trong thực tế rất khó tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng.

Chia sẻ với tâm lý người dân sau thời gian dài ở nhà, ai cũng háo hức muốn xuống phố, song ông Phu khuyến cáo mọi người cần tuân thủ các yêu cầu của thành phố, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết. Nếu để dịch bùng phát diện rộng, Hà Nội lại phải giãn cách theo Chỉ thị 16 lần nữa sẽ gây tốn kém rất nhiều nguồn lực và ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, đời sống của tất cả mọi người. Ông kêu gọi những người đã ra đường tối qua, nếu những ngày tới có biểu hiện ho, sốt, khó thở… cần liên hệ ngay các cơ sở y tế để được hướng dẫn và xét nghiệm sàng lọc.

Đồng tình với lo ngại trên, bác sĩ, thầy thuốc nhân dân Trần Sĩ Tuấn nói việc “người Hà Nội đổ ra đường đông như vậy là không tuân thủ nguyên tắc 5K”.

Ông Tuấn cho rằng, Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15 là một bước nới lỏng song “không có nghĩa là ai cũng được ra đường”. Quy định tại Chỉ thị 15 cũng như văn bản điều chỉnh biện pháp chống dịch của Hà Nội đã nêu rõ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được mở lại, đồng thời đề nghị người dân thực hiện nghiêm 5K; không được chủ quan trong khi thành phố dần nới lỏng các hoạt động để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Theo ông Tuấn, việc dòng người đổ xuống các tuyến phố nội đô Hà Nội tối qua (21/9) là bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác khi mở cửa trở lại; cần có kịch bản, lộ trình phù hợp, tính toán tác động của chính sách và vẫn phải đặt yếu tố an toàn lên trên hết. “Nới lỏng khi đã kiểm soát được dịch là cần thiết, song phải có giải pháp khả thi đi kèm để kiểm soát, đảm bảo không hình thành các đám đông, nguy cơ lây nhiễm cao”, ông Tuấn nói.

 

 

PGS.TS Vũ Xuân Phú, Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, đề xuất các địa phương khi mở cửa, cần có kế hoạch truyền thông để nâng cao kiến thức, trách nhiệm, kỹ năng đảm bảo an toàn cho người dân.

“Kỹ năng thích ứng an toàn với virus của người dân thời gian tới có ý nghĩa rất quan trọng trong nỗ lực chống dịch, dần mở cửa trở lại trên cả nước”, ông Phú nói và nhấn mạnh, nới lỏng giãn cách, thích nghi với cuộc sống bình thường mới không phải là mọi thứ trở lại ngay như trước khi có dịch bệnh (trước năm 2020).

“F0 vẫn tồn tại ở nơi này, nơi khác, nên chúng ta cần cảnh báo nguy cơ dịch tễ và duy trì các biện pháp cần thiết. Những sự kiện tập trung đông người chưa cần thiết vẫn nên bị cấm cho đến khi người dân được tiêm vaccine đầy đủ ở tỷ lệ cao hơn”, ông Phú nêu quan điểm.

 

 

 

 

Cher

「 Tôi ước khoảnh khắc này sẽ tồn tại mãi mãi, nhưng sự thay đổi đã cười nhạo chúng tôi với vẻ đẹp của nó. 」

Next Post

Nên phạt 600.000 đồng đối với người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm

T4 Th9 22 , 2021
  Mức phạt người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm được đề xuất tăng gấp đôi hiện nay, lên 600.000 đồng, theo dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính. Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, […]